Tượng Chúa Chịu Nạn trên bàn thờ Chúa: Ý nghĩa và nguồn gốc

Trên bàn thờ Chúa có thể có nhiều tượng khác nhau, nhưng tượng Chúa Chịu Nạn luôn hiện diện trên đó. Đã bao giờ người Công Giáo tự hỏi vì sao lại như vậy chưa? Hoặc bạn là người mới tin hiểu về Đạo Công Giáo và chưa hiểu vấn đề này? Nếu vậy thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Nguồn gốc tượng Chúa Chịu Nạn

Thờ phụng tượng Thánh Giá là đặc điểm chung không chỉ của người Công Giáo mà cả các giáo phái khác. Người Công Giáo đặt cây Thánh Giá có tượng Chúa Giêsu, trong khi đó tín hữu Tin Lành chỉ đặt Thánh Giá trơn mà thôi.

Từ thuở đầu của Kitô Giáo, Thánh Giá luôn được xem là dấu hiệu của sự chiến thắng cái chết và tội lỗi. Nhờ việc Đức Kitô Giêsu hiến tế trên đồi Canvê, mà tội lỗi bị đẩy lùi, nước trời rộng mở. Người La Mã luôn xem thánh giá là dấu hiệu quả cái chết và phản bội, nhưng người Kitô hữu lại coi đó là dấu hiệu của tình yêu Thiên Chúa.

Ở thế kỷ II, người Công Giáo dã bắt đầu đặt câu Thánh Giá ở nơi thờ phụng. Để tránh cho chính quyền bắt bớ, họ ngụy trang bằng cách dùng chữ thập ché, giống số X La Mã. Thánh Giá này đ. Được gọi là Thánh Giá của Thánh Anrê. Đến thế kỷ V và VI, cây Thánh Giá đã xuất hiện hình ảnh Chúa Giêsu trên đó. Đặc điểm là ngài mặc áo choàng dài phủ xuống tận gối. Đầu đội vương miện ngước lên với hào quang xung quanh. Ngài đóng đinh vào Thập Giá với 4 cây đinh. Nhưng không có dấu hiệu của sự đau khổ. Mà là hình ảnh Chúa Khải hoàn vinh thắng.

Hình ảnh Chúa Chịu Nạn hiện nay có từ thế kỷ XIII. Chúa Giêsu được mô tả lại với hình ảnh thống khổ trong cơn hấp hối. Thay vì hai cây đinh ở bàn chân thì chân Người được vắt chéo lại đóng lên cây thập tự với chỉ một cây. Người chỉ quấn một chiếc khăn ở hông, máu chảy ra tại cạnh sườn. Trên đầu Người đội mão gai. Hình ảnh này nhắc nhở chúng ta rõ hơn về sự khổ nạn để cứu chuộc nhân loại.

Ý nghĩa tượng Chúa Chịu Nạn trên bàn thờ Công Giáo

Theo Quy chế Tổng quát sách lễ Rôma, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ phải có tượng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên Thập Giá. Ngay cả khi không cử hành phụng vụ cùng cần có hình ảnh này. Vì thế tại các nhà thờ, nhà nguyện, bàn thờ Chúa trong gia đình đều xuất hiện cây thập Giá.

Cây thập giá nhắc nhở chúng ta về việc cuộc thương khó và ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Người đã sống lại từ cõi chết và về nước trời. Nhưng không có đóng đinh trên thập giá thì không có sự phục sinh. Nhìn lên Thánh Giá, người Công Giáo nhớ về tình yêu thương vô bờ mà Thiên Chúa dành cho con người.

Hình ảnh Thánh Giá cũng nhắc nhở con người phải vác thập giá mình mà theo chân Chúa. Trong quãng đường ở dương thế, con người ta gặp rất nhiều khổ đau, khó khăn, cám dỗ. Nhưng hãy noi theo gương Chúa Giêsu để vượt qua nó. Để nhờ đó mà sau này chúng ta sẽ được hưởng nước Trời bên Ngài.

Xem thêm:

Leave a comment